Ảnh hưởng lên văn hóa thế giới Nghìn lẻ một đêm

Nghìn lẻ một đêm có tầm ảnh hưởng to lớn lên nền văn học thế giới. Bao nhà văn đã ám chỉ đến Nghìn lẻ một đêm trong tác phẩm của họ hoặc chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này. Trong số đó có Henry Fielding, Naguib Mahfouz, John Barth, Jorge Luis Borges, Salman Rushdie, Johann Wolfgang von Goethe, Walter Scott, William Makepeace Thackeray, Wilkie Collins, Elizabeth Gaskell, Charles Nodier, Gustave Flaubert, Marcel Schwob, Stendhal, Alexandre Dumas, Gérard de Nerval, Arthur de Gobineau, Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Lev Nikolayevich Tolstoy, Hugo von Hofmannsthal, Arthur Conan Doyle, William Butler Yeats, H. G. Wells, Constantine P. Cavafy, Italo Calvino, Georges Perec, H. P. Lovecraft, Marcel Proust, A. S. ByattAngela Carter.[8]

Nhiều nhân vật trong tập truyện đã trở thành biểu tượng trong văn hóa phương Tây, chẳng hạn Aladdin, SinbadAli Baba. Một số yếu tố trong thần thoại Ả Rậpthần thoại Ba Tư đã trở nên phổ biến trong những truyện kỳ ảo hiện đại, chẳng hạn thần đèn, thảm thần, đèn thần,... Một ví dụ về sự phổ biến của các yếu tố này là khi tác giả L. Frank Baum đề xuất viết một câu chuyện kỳ ảo hiện đại trong đó từ bỏ mọi yếu tố rập khuôn thì những thứ khuôn mẫu mà theo ông cần bỏ là thần đèn, chú lùn và nàng tiên.[9]

Năm 1982, Liên minh Thiên văn học Quốc tế (IAU) bắt đầu dùng tên các nhân vật và nơi chốn trong tập truyện (theo bản dịch của Burton) để đặt tên cho nhiều đối tượng địa lý trên vệ tinh Enceladus của Sao Thổ.[10] do "bề mặt vệ tinh này quá kỳ lạ và bí ẩn như những đêm Ả Rập".

Trong văn hóa Ả Rập

Có ít bằng chứng cho thấy trong quá khứ Nghìn lẻ một đêm đã được thế giới Ả Rập trân quý. Nó ít được nhắc đến trong danh sách các tác phẩm văn học phổ biến và có rất ít bản thảo trước thế kỷ 18 còn sót lại.[11] Trong thế giới Ả Rập thời Trung cổ, truyện giả tưởng có địa vị văn hóa thấp hơn so với thơ. Người ta xem tập truyện này là thứ khurafa (truyện không chắc có thực chỉ dành cho phụ nữ và trẻ em giải trí). Theo Robert Irwin, "Ngay cả thời nay, trừ một số nhà văn và viện sĩ, Nghìn lẻ một đêm vẫn còn bị khinh bỉ trong thế giới Ả Rập. Những mẩu truyện này bị xem là thông tục, không chắc có thực, ấu trĩ và được viết rất tệ hại".[12] Tuy nhiên, Nghìn lẻ một đêm vẫn là nguồn cảm hứng cho một số nhà văn hiện đại người Ai Cập, chẳng hạn Tawfiq al-Hakim (tác giả của vở kịch tượng trưng nhan đề Shahrazad, 1934), Taha Hussein (tác giả của Scheherazade's Dreams, 1943)[13]Naguib Mahfouz (tác giả của Những ngày và đêm Ả Rập, 1981).

Các ảnh hưởng ban đầu lên văn học châu Âu

Mặc dù bản dịch Nghìn lẻ một đêm ra ngôn ngữ nào đó ở châu Âu chỉ mới xuất hiện từ 1704 nhưng có khả năng tập truyện đã ảnh hưởng lên văn hóa phương Tây từ sớm hơn thế rất nhiều. Các nhà văn Kitô giáo ở Tây Ban Nha thời Trung cổ đã dịch thuật nhiều tác phẩm từ tiếng Ả Rập, chủ yếu có nội dung về triết học và toán học, nhưng vẫn có truyện giả tưởng Ả Rập. Bằng chứng cho điều này là tập truyện El Conde Lucanor của Juan Manuel và Cuốn sách của quái thú của Ramón Llull.[14] Chủ đề và mô típ kể chuyện song song của Nghìn lẻ một đêm có trong tác phẩm Truyện cổ Canterbury của ChaucerMười ngày của Boccaccio. Có bằng chứng cho thấy tập truyện đã lan truyền đến vùng Balkkans; bản dịch bằng tiếng România cũng có từ trước thế kỷ 17 dựa trên bản tiếng Hy Lạp.[15]

Văn học phương Tây từ thế kỷ 18

Tập truyện Nghìn lẻ một đêm hiện đại bắt nguồn từ bản dịch của Antoine Galland (năm 1704). Thành công tức thì đến với bản dịch của Galland có lẽ là vì nó ra mắt đúng lúc diễn ra phong trào đọc contes de fées (tạm dịch: "truyện cổ tích") - khởi đầu từ Histoire d'Hypolite của Madame d'Aulnoy vào năm 1690. Cuốn sách của d'Aulnoy có kết cấu rất giống với tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và cũng được dẫn dắt bởi một người nữ. Thành công của Nghìn lẻ một đêm lan tỏa khắp Âu châu. Cuối thế kỷ 18, nó đã được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Đan Mạch, tiếng Nga, tiếng Flemish và tiếng Yiddish.[16] Bản truyện của Galland cũng kích thích một dòng thác truyện nhái, khi một số nhà văn Pháp bắt đầu nhái phong cách và bịa đặt một cách gượng gạo, hời hợt trên nền bối cảnh phương Đông. Một số ví dụ về truyện loại này là Les quatre Facardins (1730) của Anthony Hamilton, Le sopha (1742) của CrébillonLes bijoux indiscrets (1748) của Diderot. Các tác phẩm này thường chứa đựng những sự ám chỉ đầy úp mở về xã hội Pháp đương thời.

Nghìn lẻ một đêm cũng là tác phẩm yêu thích của nhiều tác giả Anh thời Lãng mạn và Victoria. Theo A. S. Byatt, "Trong nền thi ca Lãng mạn Anh, Nghìn lẻ một đêm là điều tuyệt vời đối nghịch với thứ trần tục, là thứ giàu tính tưởng tượng đối nghịch với sự buồn tẻ và ngày một phi lý."[17] WordsworthTennyson còn nhắc về tập truyện trong những bài thơ của họ.[18] Không khí của Nghìn lẻ một đêm được Charles Dickens mang vào đoạn mở đầu tiểu thuyết cuối cùng The Mystery of Edwin Drood (1870).[19]

Một số nhà văn còn cố gắng viết "Nghìn lẻ hai đêm", chẳng hạn Théophile Gautier (La mille deuxième nuit, 1842)[13], Joseph Roth (Die Geschichte von der 1002. Nacht, 1939).[20]Edgar Allan Poe. Poe có tác phẩm "The Thousand and Second Tale of Scheherazade" (1845), trong đó mô tả thêm chuyến đi thứ tám cũng là cuối cùng của Sinbad. Truyện này kết thúc bằng việc nhà vua xử tử Scheherazade.

Một số tác giả hiện đại chịu ảnh hưởng của Nghìn lẻ một đêm là James Joyce, Marcel Proust, Jorge Luis BorgesJohn Barth.

Điện ảnh

Những câu chuyện từ Nghìn lẻ một đêm từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc của các bộ phim, khởi đầu từ Le Palais des Mille et une nuits (1905) của Georges Méliès. Phim được biết đến nhiều nhất là phim hoạt hình Aladdin (1992) của Công ty Walt Disney. Robert Irwin cho rằng The Thief of Bagdad (bản 1924), The Thief of Bagdad (bản 1940) và Arabian Nights (1974) nằm trong số "những tuyệt tác của điện ảnh thế giới".[21] Michael James Lundell gọi phim Il fiore là bản chuyển thể trung thành nhất với nguyên tác của Nghìn lẻ một đêm (nhấn mạnh mặt gợi dục trong truyện).[22]

Âm nhạc

Nghìn lẻ một đêm đã ảnh hưởng đến các tác phẩm âm nhạc của:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghìn lẻ một đêm http://www.wollamshram.ca/1001/index.htm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/593514 http://www.iranica.com/articles/alf-layla-wa-layla http://planetarynames.wr.usgs.gov/append6.html //doi.org/10.1093%2Fadaptation%2Faps022 http://www.iranicaonline.org/articles/alf-layla-wa... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... https://books.google.com/books?id=tknULXNl21oC&pg=... https://archive.org/details/onhistoriesstori00byat... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Arabia...